Ngân hàng cảnh báo chiêu lừa mùa World Cup

canh-bao-chieu-lua-mua-world-cup-573
(PLO)- Các chuyên gia bảo mật và ngân hàng vừa cảnh báo người dùng về một số chiêu lừa mùa World Cup.

Điểm mặt các chiêu lừa mùa World Cup

Giả mạo trang web bán vé, giả mạo nhân viên ngân hàng… nhằm đánh cắp tài khoản ngân hàng, ví điện tử là những chiêu lừa thường gặp trong mùa World Cup năm nay.

Theo các chuyên gia, vé xem World Cup 2022 sẽ dao động trong khoảng từ 11-1.600 USD (tùy trận đấu). Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 6-2022, kẻ gian đã bắt đầu chiến dịch bán vé giả mạo qua email, và những tin nhắn này thực chất chỉ là lừa đảo.

Các ngân hàng cũng vừa cảnh báo về chiêu lừa giả mạo nhân viên bưu điện, thông báo có bưu phẩm và đề nghị bạn chuyển tiền để nhận hàng.
canh-bao-chieu-lua-mua-world-cup-573

Ngân hàng cảnh báo các chiêu lừa mùa World Cup

  mạo tổng đài liên hệ và đề nghị hỗ trợ chuyển SIM 3G lên 4G (hoặc 5G) qua điện thoại. Tuy nhiên, thực chất cú pháp này là để chuyển hướng cuộc gọi nhằm chiếm quyền kiểm soát SIM, sau đó kẻ gian sẽ truy cập vào tài khoản ngân hàng của bạn.

Ngoài ra còn có chiêu lừa thông báo nợ cước viễn thông, chưa thanh toán điện, nước và dọa cắt nếu bạn không làm theo hướng dẫn.

Làm thế nào để hạn chế bị lừa trong mùa World Cup?

Để hạn chế bị mất tiền ngân hàng, ví điện tử, người dùng không nên nhấp vào các liên kết trong tin nhắn, email, thậm chí kể cả khi chúng được gửi từ bạn bè (không loại trừ trường hợp tài khoản của họ đã bị hack).

Ngoài ra, bạn cũng cần phải trang bị một số kiến thức cơ bản để phân biệt email giả mạo và email thật, dựa vào lỗi chính tả, ngữ pháp, địa chỉ email.

Không đăng nhập vào các trang web lạ, kể cả khi nhận được tin nhắn “tài khoản của bạn đã bị hack, cần xác minh lại thông tin”, hay “tài khoản của bạn vừa đăng ký quảng cáo TikTok”…

Để tránh mất tiền trong mùa World Cup, người dùng không nên tham gia các trò cá độ trực tuyến trên mạng, cẩn trọng các trang web phát trực tiếp các trận đấu vì chúng thường được sử dụng để phát tán phần mềm độc hại.

Tuyệt đối không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu ngân hàng, mã OTP (mật khẩu một lần), số thẻ ngân hàng… thông qua tin nhắn, email, mạng xã hội hoặc điện thoại cho bất kỳ ai, kể cả khi người đó tự xưng là công an, nhân viên ngân hàng.

Đặt mật khẩu khó đoán và có tối thiểu 8 ký tự, bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và các ký tự đặc biệt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cài đặt thêm các biện pháp bảo mật trên điện thoại.

theo: Tiểu Minh(kỷ nguyên số)

Ý kiến của bạn

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *